Articles by: Home C

Cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp: MFC, MDF và HDF

Cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp: MFC, MDF và HDF

Cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp: MFC, MDF và HDF

Ngày nay, các sản phẩm nội thất gia đình hay văn phòng đa số được sản xuất từ chất liệu gỗ công nghiệp MFC, MDF và HDF. Nhưng thực tế, hầu hết mọi người đều chưa thể phân biệt được sự khác biệt giữa chúng.

1. Gỗ công nghiệp MFC

MFC là chữ viết tắt của Melamine Faced Chipboard, có nghĩa là ván gỗ dăm (như OSB, PB) phủ lớp nhựa Melamine lên bề mặt.

MFC OSB: hay gỗ ván dăm định hướng OSB, là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp có thành phần cấu tạo là vỏ bào kết hợp cùng các chất kết dính.

MFC PB: ván dăm PB là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng thu hoạch ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su…, có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại.

Nguyên liệu: Nguyên liệu để sản xuất gỗ công nghiệp MFC là các loại gỗ rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su…

Quy trình sản xuất: Đầu tiên, gỗ được đưa vào máy băm thành các dăm gỗ. Sau đó, người ta sẽ kết hợp chúng với keo công nghiệp, ép cường độ cao tạo thành dạng tấm với độ dày như 9 ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly, 25 ly…  (1 ly = 1mm). Cuối cùng, ván gỗ sẽ được tráng phủ lớp Melamine lên bề mặt, chống trầy xước, thấm nước.

Gỗ công nghiệp MFC

Cốt gỗ MFC ván dăm không mịn

Kích thước: Gỗ công nghiệp MFC có nhiều độ dày khác nhau nhưng phần lớn độ dày gỗ tiêu chuẩn được sử dụng là 18 mm và 25 mm.  Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm. 

Phân loại: Gỗ MFC gồm MFC thường và MFC lõi xanh chịu ẩm.  

  • Gỗ MFC thường: thường dùng để gia công các sản phẩm như bàn làm việc, bàn họp, tủ tài liệu, bàn ghế học sinh…
  • Gỗ MFC lõi xanh: có ưu điểm nổi trội ở khả năng chống ẩm nhờ sử dụng keo đặc biệt (có màu xanh rất dễ phân biệt). MFC lõi xanh thường được sử dụng ở những nơi có độ ẩm không khí cao hay môi trường ẩm ướt như tủ toilet, tủ bếp… Bởi vậy MFC chống ẩm sẽ có giá thành cao hơn so với MFC thường.

Cách phân biệt: Ván gỗ MFC là loại ván dăm phủ nhựa Melamine có đặc điểm nổi bật là không mịn, thô ráp. Cốt gỗ ván dăm có nhiều loại phân biệt qua màu sắc như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen… 

Ưu điểm

Gỗ MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi, đặc biệt là lĩnh vực nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư, bệnh viện, trường học… vì những ưu điểm sau:  

  • Chống cong vênh, bong tróc và ngăn mối mọt tốt.
  • Nội thất từ gỗ MFC có tuổi thọ từ 10 – 15 năm, ít thay đổi chất lượng theo thời gian.
  • Khả năng chống ẩm tốt, phù hợp khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của nước ta.
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Bề mặt Melamine có bảng màu đa dạng với rất nhiều màu sắc khác nhau.
  • Dễ vệ sinh sạch sẽ do bề mặt Melamine nhẵn phẳng, trơn.
  • Ứng dụng đa dạng trong thiết kế nội thất, thi công công trình.
  • Thân thiện với môi trường đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
  • Giá cả gỗ MFC rất hợp lý.

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu nước thấp. Có khả năng bị bung và hở ván nếu tiếp xúc với nước lâu ngày.
  • Bề mặt không chân thật bằng gỗ tự nhiên.
  • Khả năng chịu mài mòn không tốt bằng các loại chất liệu khác.
  • Hạn chế về độ dày.
Bề mặt Melamine (MFC - Melamine Face Chipboard) có độ dày cực mỏng

Bề mặt Melamine (MFC – Melamine Face Chipboard) có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 zem (1zem= 0,1mm)

Ứng dụng của gỗ MFC:

  • Gỗ MFC dùng nhiều cho nội thất trong văn phòng, nhà ở, trường học, bệnh viện,….
  • Gỗ MFC có nhiều gam màu từ các gam màu đơn sắc mang tính hiện đại, tinh tế như đen, trắng, nâu,… cho tới các gam màu rực rỡ, bắt mắt như đỏ, cam, hồng,… nên thích hợp để sản xuất nhiều loại nội thất.

2. Gỗ công nghiệp MDF

MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard, tiếng Việt có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Trên thực tế, MDF là tên gọi chung cho ván ép bột sợi có tỷ lệ nén trung bình – medium density, nén cao – hardboard. Để phân biệt, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.

Nguyên liệu: Các loại gỗ vụn, nhánh cây tạo bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ, keo trộn tạo kết dính.

Quy trình sản xuất

Các loại gỗ vụn, nhánh cây được cho vào máy nghiền thành các sợi gỗ nhỏ Cellulose. Các sợi gỗ Cellulose được đưa qua bồn rửa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa… 

Sau đó, chúng được đưa vào máy trộn gồm có: keo đặc chủng, bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ để ép ra thành các tấm ván với độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Mỗi tấm ván có kích: 1220mm x 2440mm.

Hiện nay quy trình sản xuất MDF có 2 dạng: Quy trình khô và quy trình ướt, mỗi dạng có những ưu nhược điểm riêng và tùy vào việc đầu tư máy móc, công nghệ mà các nhà sản xuất lựa chọn một quy trình hợp lý nhất. 

Quy trình sản xuất MDF khô: Keo và phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn và sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván. Tiếp theo chúng được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần. Lần 1 ép sơ bộ cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3. Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để bốc hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám, phân loại.

Quy trình sản xuất MDF ướt: Bột gỗ được phun nước làm ướt, kết vón thành dạng vẩy (Mat Formation). Chúng được cào rải ngay sau đó và được đưa lên mâm ép để Ép nhiệt một lần tạo độ dày sơ bộ. Tấm ván MDF được đưa vào cán hơi ở nhiệt độ cao để nén chặt hai mặt và làm khô.

Phân loại:

Gỗ MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia.

  • MDF trơn: Khi sử dụng thường được sơn PU.
  • MDF chịu nước: MDF trơn nhưng được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, dành cho những nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao. 
  • MDF Veneer: là tấm MDF được dán một lớp ván lạng Veneer mỏng để hoàn thiện bề mặt. Có thể là Veneer xoan đào, sồi, Ash, căm xe,… Khi đó các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF Veneer sẽ trông không khác gỗ tự nhiên. Thậm chí, gỗ MDF còn đẹp hơn nhờ nét căng phẳng và có thể ghép nhiều loại vân gỗ khác nhau, thích hợp cho phong cách nội thất hiện đại, tân cổ điển.
Phân biệt gỗ MDF và MDF cốt xanh chống ẩm

Cách phân biệt MFC và MDF 

Bạn hoàn toàn có thể dùng mắt thường để phân biệt MFC và MDF vì MFC là ván dăm, thô, có các vụn gỗ không đồng nhất còn MDF mịn, không có dăm gỗ thô to. 

Ưu điểm:

  • MDF có độ bám sơn, vecni cao thường được sử dụng cho những sản phẩm nội thất cần nhiều màu sắc như phòng trẻ em, showroom…
  • MDF có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc.
  • MDFcó thể tạo dáng (cong) đáp ứng các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển.
  • MDF rất dễ gia công.
  • Cách âm, cách nhiệt tốt, không bị cong vênh, co ngót và mối mọt như gỗ tự nhiên là một số ưu điểm khác của loại gỗ này.
  • Giá ván MDF thấp hơn ván dán hay gỗ tự nhiên.
  • Ván MDF có cấu tạo rất đồng nhất nên khi cắt, cạnh cắt không bị sứt mẻ.
  • Bề mặt ván MDF phẳng và nhẵn nên có thể dễ dàng được sơn hoặc ép các bề mặt trang trí khác như Melamine hay Laminate.
  • Sản lượng khá ổn định và thời gian gia công nhanh nên gỗ MDF thích hợp với việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau, giúp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
  • Bề mặt MDF rộng hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nên tiện dụng cho việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm có kích thước lớn mà không phải chắp nối.

Nhược điểm:

  • Gỗ công nghiệp MDF thông thường có khả năng chịu nước kém. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng ván MDF chống ẩm thay thế.
  • Ván MDF có độ cứng thấp nên khá dễ bị mẻ cạnh.
  • Ván MDF có hạn chế về độ dày nên khi cần sản xuất những sản phẩm có độ dày lớn hơn thì thường phải ghép nhiều tấm ván lại với nhau.
  • Không trạm trổ được các họa tiết lên bề mặt MDF như gỗ tự nhiên mà chỉ có thể tạo màu sắc và hoa văn bằng cách ép các bề mặt trang trí lên trên.
  • Ván MDF chất lượng thấp có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất hay người sử dụng do trong ván có thành phần Formaldehyde.

Ứng dụng của gỗ MDF:

Các bề mặt trang trí (Melamine, Laminate…) thường được ép lên gỗ công nghiệp MDF để ứng dụng trong sản xuất và trang trí nội thất như bàn, ghế, giường, tủ, kệ, cửa…

3. Gỗ công nghiệp HDF

HDF là chữ viết tắt của High Density Fiberboard (Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF)

Nguyên liệu: Gỗ công nghiệp HDF được tạo thành từ 80-85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các chất phụ gia làm tăng độ kết dính cho gỗ. Lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc màu trắng tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Màu của lõi gỗ không ảnh hưởng đến chất liệu của lõi gỗ.

Quy trình sản xuất:

Nguyên liệu bột gỗ là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối: Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước với dây chuyền hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. 

Sau đó, bột gỗ được kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Bột gỗ được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2), định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000 mm x 2.400 mm, có độ dày từ 6 mm – 24 mm tùy theo yêu cầu. 

Cách phân biệt: Gỗ HDF nhận biết bằng mắt thường sẽ thấy toát lên màu sắc sáng và đồng nhất, dùng tay cảm nhận rõ độ cứng, mịn, nhẵn, phẳng của gỗ.
 

Gỗ công nghiệp HDF Veneer

Gỗ công nghiệp HDF dán bề mặt Veneer. 

Ưu điểm

  • Gỗ HDF có khả năng cách âm khá tốt và khả năng chịu nhiệt cao nên thường sử dụng cho các sản phẩm nội thất phòng học, phòng ngủ,…
  • Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mối, mọt. Gỗ HDF khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
  • Lượng màu sơn HDF rất đa dạng, không ngừng tăng dần, thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
  • HDF có bề mặt nhẵn bóng và thống nhất.
  • Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF. Đặc biệt HDF cứng nhất trong 3 loại.

Nhược điểm:

  • Khả năng chống thấm nước kém.
  • Độ dày và độ dẻo dai hạn chế.
  • Một số loại gỗ có hại với sức khỏe người sử dụng.
  • Không chạm trổ được các chi tiết cầu kỳ như gỗ tự nhiên…

Ứng dụng của gỗ công nghiệp MDF:

Sử dụng gỗ công nghiệp MDF là giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn văn phòng, và cửa ra vào. Do tính ổn định và mật độ mịn nên sử dụng làm sàn gỗ rất tốt.

Để hiểu rõ hơn về gỗ công nghiệp, bạn nên tìm hiểu thêm về:

  • Hiện nay gỗ công nghiệp được ứng dụng trong hầu hết các thiết kế nội thất bởi tính thân thiện với môi trường (không phải tàn phá những cánh rừng để lấy gỗ) và giá thành hợp lý. Đặc biệt gỗ công nghiệp không gây hại cho sức khỏe người sử dụng vì MFC, MDF hay HDF đều không sử dụng keo chứa Formandehit- một chất sẽ bị cay mắt và mũi khi tiếp xúc.

Chúng tôi tin rằng, khi đã đọc đến những dòng thông tin cuối cùng này, bạn đã có kiến thức cơ bản nhất để phân biệt được ba loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF. Thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn những sản phẩm nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng của của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

𝐁𝐈́ 𝐌𝐀̣̂𝐓 𝐍𝐇𝐀̀ Đ𝐄̣𝐏 𝐂𝐔̉𝐀 𝐌𝐈̀𝐍𝐇

𝐁𝐈́ 𝐌𝐀̣̂𝐓 𝐍𝐇𝐀̀ Đ𝐄̣𝐏 𝐂𝐔̉𝐀 𝐌𝐈̀𝐍𝐇

Bạn bè tới nhà thường khen nhà mình phong cách hiện đại, nội thất hài hoà, bố trí không gian hợp lý… Nhưng làm nhà rồi mới biết đằng sau cảm giác đẹp và dễ chịu đó là sự đóng góp âm thầm mà vô cùng quan trọng của thiết kế ánh sáng. Chưa kể bạn sống trong ngôi nhà, ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp tới cảm xúc, sức khoẻ của bạn, vì thế mình đã thuê một bên chuyên gia thiết kế chiếu sáng ngay sau khi có ý tưởng về nội thất. Đây là một trong những quyết định sáng suốt nhất của mình lúc làm nhà và… mời các bạn xem ảnh.Một vài tiêu chí mình hướng đến khi trao đổi với chuyên gia:

– 𝐓𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐡𝐢́ 𝐥𝐨̛́𝐩 𝐚́𝐧𝐡 𝐬𝐚́𝐧𝐠: Có 3 lớp chiếu sáng cơ bản là ánh sáng chung, ánh sáng chức năng và ánh sáng trang trí. Nhiều nhà chỉ dùng một lớp ánh sáng cơ bản nên không gian không thật sự cân đối, lại bất tiện khi bạn chỉ cần dùng tới ánh sáng chức năng. Sau khi chốt được ánh sáng chung, bạn nhớ mô tả thật kỹ cho KTS hay chuyên gia TKAS những vật thể bạn muốn làm nổi bật trong không gian, hay hình dung những hoạt động mình sẽ làm ở không gian đó để chọn được đèn chức năng, trang trí phù hợp.

– 𝐓𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐡𝐢́ 𝐦𝐚̀𝐮 𝐚́𝐧𝐡 𝐬𝐚́𝐧𝐠: Việc lựa chọn ánh sáng có màu phù hợp cho từng không gian, mục đích sử dụng là rất quan trọng. Chuyên gia tư vấn nhiệt độ màu cao (5500K ~ 6500K) có màu xanh trắng, lạnh như màu ánh sáng ban ngày hỗ trợ việc tỉnh táo, tập trung, mình nên dùng cho phòng làm việc; nhiệt độ màu trung bình (3500K ~ 5000K) như ánh sáng chiều tà êm dịu, còn nhiệt độ màu thấp (2700K ~ 3500K) sẽ có gam màu vàng ấm, thích hợp để thư giãn. Mình thích ánh sáng trung tính chừng 4000K, màu trắng ấm gần tự nhiên mà không chói mắt, vẫn dịu êm, không vàng hay quá gắt nên dùng màu này cho phòng khách, phòng ăn, rất lãng mạn và ấm cúng. Tuy nhiên để đa dạng mục đích sử dụng, mình vẫn chọn đèn có thể thay đổi màu sắc, lâu lâu bật màu đèn khác để làm mới không gian.

– 𝐕𝐞̂̀ 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐡𝐢́ 𝐭𝐡𝐚̂̉𝐦 𝐦𝐲̃: Nhà mình là penthouse 2 tầng, view rất đẹp nhìn ra sông Hồng, 2 cầu và Thành phố năng động ngoài kia nên ngay từ đầu mình và KTS đã hướng tới hình tượng các căn penthouse ở New York, phong cách Mỹ hiện đại, tối giản – màu sắc chủ đạo mình lựa chọn là đen, trắng và nhấn bằng màu rose gold (phòng khách). Vậy nên hệ đèn giải pháp trong nhà cũng theo phong cách tối giản, có dạng hình khối đơn giản: hình tròn, hình hộp chữ nhật hoặc âm trần rất nhỏ phù hợp không gian chung khu vực phòng bếp, phòng ngủ. Nhưng chuyên gia TKAS còn tư vấn 1 điều làm mình khá bất ngờ, ánh sáng có thể làm nội thất nhà mình đẹp hơn! Cụ thể là nhờ chỉ số hoàn màu CRI, CRI 100 là cao nhất tương đương ánh sáng mặt trời tạo độ chân thật cho vật phản chiếu. Còn với hệ thống đèn tại nhà, mình được chuyên gia tư vấn có thể chọn đèn có chỉ số CRI 80 là nội thất đã “lên màu” cực chuẩn rồi. Nói các bạn dễ hình dung thì mình đi trung tâm thương mại thấy đồ đẹp muốn mua hết, đi tiệm spa sẽ thấy mình xinh đẹp lung linh hay vào hàng ăn nhìn món nào cũng ngon mắt ấy… Mình rất hiểu ai làm nhà cũng mất nhiều công chọn nội thất, bạn lưu ý điều này để tránh ngoài showroom nhìn bộ sofa đẹp quá mà mang về nhà mình lại nhạt nhoà, thiếu sức sống nhé!

– 𝐕𝐞̂̀ 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐜𝐡𝐢́ 𝐜𝐡𝐚̂́𝐭 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮𝐨̂̀𝐧 𝐬𝐚́𝐧𝐠: Còn nhiều tiêu chí nữa về công suất, độ sáng Lumen, tuổi thọ đèn led… khá chuyên sâu mà chuyên gia đã tư vấn. Thực sự có quá nhiều thông số cần cân nhắc khi lựa chọn, nên suy cho cùng, để đảm bảo được những thông số đó đều đạt chuẩn trong một chiếc bóng đèn, mình quyết định lựa chọn dựa trên xuất xứ sản phẩm. Cá nhân mình tin dùng sản phẩm thương hiệu Nhật. Đơn giản vì mình yêu thích cách người Nhật tạo ra các sản phẩm, rất chỉn chu, tỉ mỉ và đảm bảo uy tín, mang lại sự an tâm khi sử dụng. Ví dụ rất nhỏ về sự chỉn chu của người Nhật là họ quan tâm đến cả việc phủ nhựa chống chói chất lượng cao cho bóng đèn, khi mình có vô tình ngước lên trần nhìn vào bóng đèn cũng không cảm thấy khó chịu.Tiêu chí là vậy nhưng về sau theo ý kiến cá nhân mình thay một số đèn trang trí ở bàn ăn và đèn đầu giường trong phòng ngủ là đèn làm riêng của nghệ sĩ đèn, hơi mang một chút “nghệ” vào nhà để cân bằng lại phong cách tối giản – có phần hơi lạnh của ngôi nhà.Công nghệ ánh sáng ngày nay đã có thêm chức năng thấu hiểu và nắm bắt thậm chí xoa dịu cảm xúc của gia chủ vì vậy việc mình thấy sáng suốt nhất khi làm nhà là đã đầu tư xứng đáng cho hệ thống ánh sáng của ngôi nhà.

GÓC CHIA SẺ : QUÁ TRÌNH HOÀN THÀNH CĂN NHÀ TÂM HUYẾT CỦA VỢ CHỒNG TRẺ

Vợ chồng mình cưới được tròn 4 năm và chuyển sang nhà mới được gần 2 tháng. Mấy năm sống ở căn phòng bé xíu 10m2 và WC 4m2. Bao chung cả máy giặt nên cảm giác phòng tắm chật và hiếm khi khô ráo. Khi có ý định xây nhà, mụ vợ mình hí hoáy lên ý tưởng không gian. Decor các kiểu đến bạc cả mặt. Xong rồi được tư vấn tìm thiết kế. Vợ chồng mình cũng làm hợp đồng với công ty tận trong Đà Nẵng.

Cơ mà sửa mấy lần không hiểu sao vẫn không ưng ý. Mụ vợ lại bạc mặt suy nghĩ và mạo hiểm thuê thiết kế và thi công nội thất lần 2 ở Hạ Long. Và lần này thì mụ ấy “bạc mặt” thật sự. Mình không chia sẻ đơn vị ấy ở đây. Chỉ muốn nói là vợ chồng mình đã lao đao không biết bao lần do bên thi công thất hẹn và làm ẩu.

Đến hôm lên nhà mới cả phòng ngủ có mỗi cái giường (là do mình mua ngoài). Các phòng thì tan hoang. Bếp đang lắp dở còn phòng tắm thì không có cửa. Mất mấy tối mụ ấy cứ lấy đầu đập vào gối bụp bụp thẫn thờ vì bực và hẫng hụt. Dù rất phiền não với bên thi công nhưng sau vợ chồng mình cũng tự thân vận động để khắc phục. Đặc biệt là mụ vợ.

Mụ ấy mỗi ngày chờ chồng con đi ngủ hết lại ôm điện thoại “cày shopee” không biết mỏi mệt. Không biết mụ ấy đã đặt hết bao nhiêu đơn hàng trên shopee. Chỉ biết nhà mình, từ cái bồn cầu trứng, bồn tắm, lavabol. Cho đến cái lọ tăm, cái bát là cũng trên đó hết.Khủng khiếp nhất có hôm trùng hợp, có tới 4 đơn vị vận chuyển đến ship cùng 1 lúc.

Đến bây giờ mọi thứ cũng tàm tạm rồi. Nhưng mặt mụ ấy vẫn vô cùng “nhăn nhúm” mỗi khi bước vào khu giặt đồ. Bao ý tưởng lung linh được bên nội thất tạt ngay cho 2 cái ô gỗ treo lủng lắng kém duyên hết cỡ. Từ khi có ảnh của chương trình gửi về, mụ ấy cứ ra ngắm vào ngắm, vò đầu bứt tóc vì không biết có đội thi công nào chịu nhận hạng mục nhỏ xíu này không.

Mình cũng rất bất ngờ vì đội ngũ thiết kết thực sự thiết kế chuyên nghiệp và rất có tâm. Chỉ định gửi vu vơ chứ không nghĩ sẽ có bản decor ưng ý đến thế. Và mụ ấy lại nghĩ ra cái tối kiến (trong vô vàn cái tối kiến mụ ấy đã mạo hiểm). Mụ ấy bảo mình (thực ra là “chỉ thị”) tham gia chương trình, và phải làm mọi cách để có giải khuyến khích cũng được..Vì khi có giải rồi có khi có bên thi công họ “động lòng trắc ẩn” họ nhận thi công cho cũng nên. Hic hic.. ngồi gõ nãy giờ tinh thần nặng trĩu vì áp lực. Các bác đi qua cho em xin 1 like hoặc comment để động viên nhé.

NHÀ ĐẸP – KHÔNG GIAN THOÁNG MÁT VỚI TONES MÀU NHẸ

Hôm nay em xin giới thiệu một chút về không gian sống của mình. Do chính tay mình thiết kế.

Khu vực bếp nhà e khá nhỏ. Nên e đã cố hết sức để cải tạo lại nó sao cho tận dụng đc tối đa. Đặt bếp cạnh ban công cho thoáng và ban ngày lúc nào cũng có ánh sáng chiếu vào. Với e khá đơn giản chỉ cần đủ tiêu chí. Trang nhã, ấm cúng & sạch sẽ nên e chọn tông chủ đạo là gỗ màu xám xanh mát mắt với vân pano cổ điển nhẹ , nhấn màu vàng đồng của đèn, của tay nắm tủ , và giá treo đa năng. Gạch ốp bếp và đá bệ bếp e chọn màu trắng & Sàn khu vực bếp mình ốp gạch lục giác hoa văn trắng đen đơn giản để đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ, dễ lau chùi. Đây là căn bếp e tự lên ý tưởng bố trí, phối màu, tự tay chọn gạch, đá, gỗ. Cũng như tự tay chọn mua tất cả nội thất decor . E khá là tâm đắc vì khi hoàn thành đã lên được đúng ý mình 98%. Còn 2% mọi người góp ý e nên decor thêm gì cho phù hợp nhé!!!

LIÊN HỆ NGAY